Da trở nên nhạy cảm thường vì nhiều lý do, và trong bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, bất kể khi bạn trẻ hay già. Da nhạy cảm là khi chức năng hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến da dễ bị kịch ứng từ những nhân tố từ bên ngoài, ví dụ như vi khuẩn, các chất hóa học hoặc các tác động của môi trường. Hiểu được tầm quan trọng của “hệ thống phòng thủ tự nhiên của da” cũng như các yếu tố làm suy yêu em ý, sẽ giúp bạn tự tin hơn trong hành trình chăm sóc và nuôi dưỡng da nhạy cảm được chỉnh chu hơn.
Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm không thực sự là một loại da. Chinh xác thì đây là một tình trạng da. Bất cứ ai cũng có thể có làn da nhạy cảm. Có thể da bạn thuộc dạng da dầu nhờn dễ nổi mụn thì cũng sẽ được liệt vào danh sach da nhạy cảm.
Bạn có biết, bản thân bạn thực sự có thể làm cho làn da của mình trở nên nhạy cảm? Khi bạn có làn da nhạy cảm, làn da của bạn sẽ dễ dàng bị kích ứng, châm chích, nổi mẩn đỏ, căng cứng và khô ráp khi tiếp xúc với một số sản phẩm và thành phần chăm sóc da cũng như là nhiều nhân tố khác từ môi trường.
Da nhạy cảm có thể đến từ một tình trạng da như viêm da dị ứng, Eczema hay Rosacea. Da cũng trở nên nhạy cảm khi em nó trở nên khô và / hoặc bị thương trong khi lại không thể tự bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố môi trường khác. Một môi trường rất lạnh hoặc thậm chí là rất nóng có thể làm hỏng da và khiến em ý trở nên nhạy cảm.
Ngoài ra, nếu bạn tẩy da chết quá thường xuyên hoặc với các sản phẩm rất mạnh, bạn có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, lớp trên cùng của da khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Một khi hàng rào bảo vệ da của bạn bị tổn thương, làn da của bạn sẽ “bị” duy trì ở tình trạng nhạy cảm cho đến khi bạn phục hồi và làm mới làn da của mình.
Các dấu hiệu của da nhạy cảm là gì?
Thuật ngữ “da nhạy cảm” đại diện cho một loạt các tình trạng da, từ các bênh di truyền (như chàm da) đến những dị ứng nghiêm trọng. Nhiều bạn có thể gặp những phản ứng da khác nhau tại môt thời điểm bất kỳ hoặc phản ứng với những thành phần hóa học nào đó trong các sản phẩm kem dưỡng da, đều được “phân cấp” vào loại da nhạy cảm. Hãy thử “nghía” qua 10 dấu hiệu dưới đây để xem da của bạn có cần được chăm sóc đặc biệt hơn không nhé.
Da bạn dễ bị bong tróc
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của da nhạy cảm, cho dù da bạn là nhạy cảm do di truyền hay dễ bị kích ứng với các hoạt chất mạnh. Có chăng sẽ khác ở chỗ những bạn có làn da nhạy cảm “nặng” sẽ thường xuyên thấy dấu hiệu này trong khi những bạn da chỉ “hơi” nhạy cảm chỉ có phản ứng khi da tiếp xúc với những hoạt chất hay tác động quá mạnh từ bên ngoài.
Da bạn dễ bị nổi mẩn đỏ
Dễ nổi mẩn đỏ (có thể kèm ngứa) là một dấu hiệu khác của làn da nhạy cảm. Vậy nên hãy lưu ý kiểm tra bất kỳ sản phẩm mới nào bằng cách thực hiện patch test lên tay và xương quai hàm. Đợi trong vòng 24h và nếu như sản phẩm không gây kích ứng thì bạn mới bắt đầu apply lên da mặt hoặc những vùng da khác trên cơ thể nhé.
Da bạn “sợ” thử những hoạt chất mạnh
Cho dù đó có là sữa rửa mặt, serum hay kem dưỡng thì da bạn cũng sẽ dễ dàng “phản ứng lại” và thật buồn là hiếm khi “theo được chiều hướng tích cực”. Lý do chính là hàng rào bảo vệ của da nhạy cảm thường mỏng hơn, khiến cho những hoạt chất trong các sản phẩm dưỡng da có khả năng châm chích hoặc làm phỏng da. Đừng cố ép “da ăn” những hoạt chất quá mạnh, thay vào đó hãy nuôi em nó với những thành phần nhẹ dịu và lành tính thôi bạn nhé.
Da bạn có nhiều mảng khô
Khô và kích ứng là dấu hiệu của bệnh chàm, một loại viêm da đặc trưng bơi hàng rào da bị “bào mòn” và không có khả năng thấm hút ẩm hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trang da khô kéo dài khiên da có những mảng bị bong tróc và ngứa khá khó chịu. Một số sản phẩm kem dưỡng cấp ẩm có thể giúp bạn trong trường hợp da bạn bị nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và nặng dần đều, có thể bạn sẽ cần đến những loại thuốc bôi đặc trị đó nha.
Da bạn hay bị ngứa
Da nhạy cảm thường sẽ dễ bị ngứa, đặc biệt là khi da tiếp xúc phải tiếp xúc thường xuyên với nước nóng. Hãy giảm dần nhiệt độ nước xuống cũng như sử dụng các sản phẩm tẩy rửa lành tính, dịu nhẹ để “chiều lòng da” bạn nhé.
Da bạn đặc biệt nhạy cảm với tia UV
Tia UV vẫn luôn độc hại với mọi loại da, nhưng da nhạy cảm sẽ dễ bị ửng đó và ngứa khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có lớp kem chống nắng bảo vệ hơn là các loại da khác. Da bạn thậm chí là có thể nổi mẩn đỏ khi phải tiếp xúc với tia UV. Vậy nên, hãy đảm bảo 100% rằng bạn sẽ thoa kem chống nắng hàng ngày (ưu tiên kem chống nắng vật lý có chỉ số SPF từ 50 với board spectrum bạn nhé).
Da bạn có những mao mạch bị vỡ
Các mao mạch bị vỡ chính là những mạch máu nhỏ có thể nhìn thấy gần bề mặt da, thường thấy trên má và mũi. Những làn da nhạy cảm từ mỏng đến siêu mỏng và có ít lớp bảo vệ hơn thường sẽ dễ bị vỡ mao mạch hơn những làn da khác.
Da bạn “không ưa” hương liệu
Nó có thể khá thơm, nhưng hầu hết những hương liệu đều được tính là “kẻ thù” của làn da nhạy cảm. Bạn càng không nên cho rằng cái mác “hương liệu tự nhiên” là an toàn cho làn da mỏng manh của bạn nhé. Giải pháp tốt nhất chính là lựa chọn cho mình những sản phẩm không có hương liệu (ví dụ: tinh dầu quế, tinh dầu lavender hay tinh dầu bạc hà) bạn nhé.
Da bạn dễ “phản ứng” lại với thời tiết xấu
Là những ngày nhiệt độ thấp, gió mạnh, da bạn sẽ dễ bị khô, ráp và nổi ửng đỏ, thậm chí có thể bị ngứa và sưng lên nữa. Trong trường hợp này, hãy nhanh chóng làm dịu da bằng những sản phẩm cấp ẩm dịu nhẹ (ví dụ: hoa cúc, yến mạch, rau má… )
Da bạn dễ dàng bị break out
Da nhạy cảm, và đặc biệt hơn là da khô thường sẽ “cố gắng” sản xuất thêm nhiều dầu để “bù đắp” cho việc thiếu độ ẩm. Tuy nhiên kết quả nhận được lại khá “bàng hoàng”. Lỗ chân lông bạn bị bít tắc dễ dàng dẫn đến mụn. Lời khuyên cho bạn chính là hãy chăm chỉ rửa mặt ngày 2 lần với sữa rửa mặt lành tính và sử dụng những sản phẩm đặc trị mụn ít gây kích ứng (ví dụ: tràm trà, witch hazel…).
Nguyên nhân của làn da nhạy cảm
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến làn da của bạn ngày càng trở nên yếu và mong manh trông thấy. Chúng ta có thể phân loại ra nguyên nhân từ bên trong cơ thể và nguyên nhân từ bên ngoài môi trường.
Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
- Da em bé thường sẽ mỏng hơn và công năng của hàng rào bảo vệ da còn khá yếu so với da trưởng thành. Đó là lí do tại sao da em bé dễ bị kích ứng với những chất hóa học hoặc những tác động (dù là nhỏ nhất) từ môi trường.
- Ngược lại, da đang trong quá trình bị lão hóa, các chất cần thiết để nuôi dưỡng và bảo vệ làn da thường sẽ giảm “công năng tự sản xuất” dẫn đến da bị thiếu nước và mất cân bằng pH. Sự giảm thiểu Aquaporin trong da là một ví dụ điển hình. Đây là một “kênh phân phối” độ ẩm riêng của da, hoạt động như một hàng rảo bảo vệ da thông qua việc cung cấp nước và Glycerin. Và khi Aquaporin cạn kiệt thì cũng là lúc hàng rào bảo vệ da có khả năng bị hư hại cao dẫn đến việc da bị thiếu độ ẩm làm da khô và nhạy cảm.
- Một nguyên nhân khác khá phổ biến trong giới làm đẹp chính là sự mất cân bằng nôi tiết tố trong cơ thể. Căng thẳng là một trong những tác nhân “hùng dũng” nhất khiến nội tiết tố bị rối loạn Ngoài ra, việc sinh nở, chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn dậy thì hoặc mãn kinh đều có thể tác động tiêu cực đến hàng rào bảo vệ da.
- Cơ địa dễ bị dị ứng cũng là một nguyên nhân dẫn đến da ngày càng nhạy cảm (nếu bạn không biết cách chăm sóc). Da của bạn thường phải trải qua những phản ứng như châm chích nặng, mẩn đỏ, ngứa hay bong tróc mỗi khi thử một sản phẩm mới hoặc thâm chí đôi khi là sản phẩm đang sử dụng ngon lành.
- Cơ thể bạn từ trước đến nay không có khả năng dung nạp một số chất như gluten, sữa, trứng và các chất phụ gia.
Các tác nhân từ bên ngoài môi trường
- Đối với làn da nhạy cảm, sự thay đổi khí hâu hay thời tiết đều có khả năng gây kích ứng cho da. Ví dụ, trong hoàn cảnh thời tiết lạnh, các tuyến da sẽ bị hạn chế sự tiết ra các chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng hàng rào bảo vệ da khiến cho da trở nên khô và căng cứng. Ngoài ra, các loại máy sưởi, quạt nóng phục vụ trong mùa đông cũng được xem như “kẻ thù” của làn da nhạy cảm.
- Xà phòng rửa mặt cũng như một vài loại sữa rửa mặt (nếu bạn không lựa chọn kĩ các sản phẩm cho làn da của mình) cũng được coi là tác nhân khiến da nhạy cảm bị kich ứng. Các sản phẩm này thường sẽ làm khô da khi chúng sẽ loại bỏ lớp lipid bảo vệ da gây ra mất cân bằng độ pH tự nhiên của da.
- Một số phương pháp điều trị y tế như xạ trị hay một số loại thuốc uống đặc trị thường sẽ có tác dụng phụ là gây khô da dẫn đến da dần trở nên mỏng đi. Tuy nhiên, khi liệu trì điều trị kết thúc, nếu bạn chăm sóc cẩn thận, da vẫn có cơ hội cải thiện được tình trạng.
Cách chăm sóc hàng rào bảo vệ da nhạy cảm
Từ đầu đến giờ, chúng ta nhắc khá nhiều đến thuật ngữ “hàng rào bảo vệ da” cũng như việc “sức khỏe” của hàng rào này suy yếu là nguyên nhân chính của việc da trở nên nhạy cảm. Chúng ta cũng đã biết rằng môi trường khắc nghiệt cùng những hoạt chất quá mạnh trong các sản phẩm dưỡng da được xem là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc suy giảm các chức năng của hàng rào bảo vệ da. Nếu hàng rào da gặp bất kỳ “sự cố” gì, một số phương pháp đặc biệt là cần thiết để hồi phục sức khỏe cho em nó cũng coi như là gián tiếp nuôi dưỡng sức khỏe cho da của bạn. Một số phương pháp chúng mình có thể thực hiện khá đơn giản sau đây bạn nhé.
“Săn đón” các chất chống oxy hóa
Một hàng rào da đã bị “hư hỏng” nặng thì đương nhiên sẽ cần phải phục hồi. Phục hồi các lipid đã suy yếu trên da bằng cách sử dụng các sản phẩm dầu dưỡng chứa các thành phần chống oxy hóa (ví dụ: Vitamin C, Vitamin E, Polyphenol, Linoleic Acid, Ferulic Acid….). Bạn cũng cần cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
Ngoài ra, các sản phẩm có chứa Panthenol – một dẫn xuất điển hình của Vitamin B5, có thể làm việc giống như một chất “bôi trơn”. Hay Niacinamide là một hoạt chất có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất ceramide. 2 thành phần này đều có thể phục hồi chức năng cho hàng rào bảo vẹ da bạn nhé.
Đừng quên cho da uống nước
Một lớp biểu bì bị tổn thương rất cần độ ẩm – để giữ cho da mặt của bạn được “ngậm nước” đầy đủ và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình khôi phục cũng như duy trì hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh. “Truy lùng” ngay những sản phẩm có tính cấp ẩm siêu việt như kem dưỡng, toner hay serum. “Đặc điểm nhận diện” những sản phẩm này là chúng thường chứa các chất tạo ẩm như Glycerin, Sorbitol hay Hyaluronic Acid.
Nuôi dưỡng da là quan trọng nhất
Các hoạt chất mạnh trong các sản phẩm trị mụn, tẩy tế bào chết như Retinol hay Salicylic Acid đều có thể là những thủ phạm gây ra hiện trạng viêm da (ví dụ: Eczema hay Rosacea). Để giảm thiểu được tình trạng da bị ửng đỏ, khô hay ngứa do bong tróc, hãy ngừng ngay những sản phẩm có chứa hoạt chất quá mạnh đối với da bạn của bạn gây ra kích ứng.
Khi da có dấu hiệu dần bình phục, hãy tiếp tục dưỡng để cho da khỏe hơn thay vì vội vàng dùng lại những sản phẩm đặc trị. Chúng sẽ chỉ làm cho da bạn trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Những sản phẩm có chứa chiết xuất nhẹ dịu sẽ luôn được ưu tiên cho làn da nhạy cảm đó bạn nha.
Hãy luôn nhớ đến kem chống nắng
Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân hàng đầu khiến hàng rào da bị tổn thương cũng như khó có thể phục hồi lại “sức khỏe” như ban đầu. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF (tốt nhất) là 50+ mỗi ngày. Với làn da nhạy cảm, việc sử dụng kem chống nắng vật lý sẽ tốt cho da của bạn hơn đó nhé.
Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho da nhạy cảm
Săn tìm các sản phẩm phù hợp với làn da nhạy cảm luôn là một thách thức (khó khăn hơn so với các loại da khác). Các hoạt chất và công thức trong hầu hết các sản phẩm chống lão hóa hay trị mụn đều có thể có tác dụng tuyệt vời với những làn da khác nhưng lại luôn khiến da bạn bị khô, ngứa và bong tróc. Dưới đây sẽ có một số tips giúp bạn tự tin hơn khi chọn sản phẩm cho làn da mong manh của mình.
Cố gắng làm dịu vùng da bị viêm
“Một vài sản phẩm sữa rửa mặt hay tẩy tế bào chết nặng đô đều là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm, khiến da bạn bị nổi mẩn đỏ, khô, bong tróc và ngứa”. Tin chắc rằng bạn đã nằm lòng lời cảnh báo này? Vậy nên, tốt hơn hết hãy tìm kiếm các sản phẩm có tác dụng làm dịu làn da của bạn thay vì “vô tình” làm nó nặng thêm.
Lời khuyên cho bạn là hãy bắt đầu với một loại kem dưỡng ẩm lành tính và dịu nhẹ. Sử dụng em nó vào cả buổi sáng và buổi tối để giảm thiểu hiện trang viêm da cũng như vảo bảo vệ làn da khỏi những tác động từ bên ngoài môi trường. Nếu bạn vẫn bị kích ứng, hãy thử chuyển sang sữa rửa mặt được gắn mác “soap-free” kết hợp cùng với kem Hydrocortisone 1% (một loại kem được “thiết kế” để giảm viêm). Nếu bạn muốn có được hiệu quả dài lâu, hãy cố gắng chăm chỉ sử dụng các sản phẩm này thường xuyên thay vì chỉ “mò” tới chúng khi da có vấn đề bạn nhé.
Thông minh hơn trong việc lựa chọn những thành phần phù hợp
Một số thành phần sẽ có thể đặc biệt phù hợp với làn da nhạy cảm. Lô hội là một ví dụ điển hình. Lô hội là một chất chống viêm tự nhiên, có thể phù hợp với một số cơ địa thay vì kem Hydrocortisone 1%. Thành phần này cũng giúp hấp thụ thêm nước cho lớp trên cùng của da.
Dầu Jojoba cũng là một sự lựa chọn “khá” an toàn khi cùng chứa đặc tính chống viêm cũng như điều trị một số bệnh của da. Tuy nhiên, thành phần của Jojoba dường như lại không lành tính đối với tất cả các loại da. Trong trường hợp này, patch test là cần thiết để đảm bảo da của bạn sẽ không bị kích ứng khi apply lên toàn bộ khuôn mặt.
Tránh xa các hương liệu
Hương liệu trong các sản phẩm chăm sóc da chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kích ứng của da. Ngay cả khi bạn đang sở hữu một sản phẩm có mùi hương khá dịu ngọt và thoải mái, em nó cũng không được “qua ải” bạn nhé. Thêm vào đó, các sản phẩm có chứa cồn khá phổ biến như Salicylic Axid và Retinol. Thay vào đó, hãy chịu khó truy lùng có giá bình thôi hay sao.
Đơn giản luôn là tốt nhất
Hãy nhớ rằng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm thường chỉ có một vài thành phần cơ bản. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi “bưng” bất cứ một em nào về nhà. Glycerin, ví dụ, là một chất làm mềm cơ bản giúp cấp ẩm cho da mà không gây kích ứng.
Thêm vào đó, nếu có thể, hãy cắt giảm một vài bước “rườm rà” trong chu trình dưỡng da hiện tại của bạn. Bạn cần nhớ rằng cấp ẩm là “hoạt động” cần thiết nhất cho da nhạy cảm, vậy nên hãy chỉ tâp trung vào những bước dưỡng ẩm căn bản thay vì “cố đấm ăn xôi” thêm những sản phẩm đặc trị vào skincare routine.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe của da
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài sử dụng các sản phẩm dưỡng da hay kể cả các thực phẩm chức năng bổ sung, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của làn da.
- Những thay đổi “nhỏ xinh” trong thói quen rửa mặt hàng ngày có thể kể đến như rửa mặt bằng nước mát, massage nhẹ nhàng thay vì chà sát, lựa chọn những sản phẩm lành tính, đều sẽ giúp cải thiện làn da một cách đáng kể
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như Vitamin C cũng như ít carbohydrate và chất béo bão hòa có thể thúc đẩy quá trình phục hồi da trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Cố gắng giảm thiểu căng thẳng đến mức tối thiều cũng là một cách giúp da luôn khỏe mạnh. Phương pháp tốt nhất để giảm stress chính là tập thể dục hàng ngày kết hợp cùng những hoạt động thư giãn (ví dụ: Nghe nhạc, đọc sách…)
- Giữ ẩm thường xuyên sẽ mãi mãi là lời khuyên có giá trị nhất cho làn da nhạy cảm. Duy trì các bước dưỡng ẩm cơ bản giống như việc bạn đang tiếp thêm dinh dưỡng cho làn da khiến em nó dần dần sẽ bớt nhạy cảm đi và khỏe mạnh lên.
Da nhay cảm luôn khó chăm sóc. Bạn luôn lo lắng không biết sản phẩm nào sẽ khiến da bạn bị kích ứng và sản phẩm nào sẽ hợp tác ăn ý với da của mình. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cho làn da mong manh khó chiều này.
Đừng quên ghé mục Làm đẹp trong Blogphunu.edu.vn thương xuyên để bổ sung thêm cho mình những kiến thức bổ ích bạn nhé.
BÀI VIẾT NÀY THUỘC SERIES “Chăm sóc da nhạy cảm/da kích ứng“ |
Xem bài trước : Gợi ý 6 thành phần dịu nhẹ phù hợp với làn da nhạy cảm nhất |
Danh sách chi tiết các bài trong series :
|