Trẻ sơ sinh có làn da rất là nhạy cảm, các bé thường xuyên bị mẩn ngứa trong 3 tháng đầu và một phần là các em bé mới sinh bị ảnh hưởng do hoocmon từ người mẹ. Vì vậy, sau đây chúng ta cùng Blogphunu.edu.vn tìm hiểu cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cải thiện chàm và mẩn ngứa.
1. Bôi kem dưỡng ẩm da cho bé
Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh, da trẻ rất dễ bị khô hoặc mẩn ngứa do môi trường. Vì vậy, việc lựa chọn các loại kem dưỡng da phù hợp rất cần được chú trọng để làn da bé luôn hồng hào và khỏe mạnh, bé sẽ có một giấc ngủ ngon và phát triển toàn diện hơn. Một vài loại kem dưỡng ẩm trên thị trường cho bé rất là an toàn với thành phần lành tính như Kutieskin, Yoosun rau má, Bepanthen, chicco… Việc bôi kem dưỡng ẩm sẽ làm dịu các vết chàm và mẩn ngứa của trẻ một cách hiệu quả.
2. Sử dụng các loại lá tự nhiên để tắm cho bé
Lá tía tô
Lá tía tô có vị cay, tính ấm, thu hoạch thường vào tháng 4 đến tháng 9 để phơi khô trong râm vài ngày, mỗi ngày dùng 5 – 20 gam. Công dụng dùng để chữa cảm phong hàn, phụ nữ có thai, ho suyễn. Thường được các bà các mẹ đun cùng gừng và muối trắng để tắm cho các em bé sơ sinh bị rôm sảy, chàm, mẩn ngứa rất hiệu quả.
Lá kinh giới
Lá kinh giới có vị cay giống tía tô, hơi đắng tính ôn, mọi người dễ nhầm giữa tía tô và kinh giới. Công dụng của kinh giới dùng làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu, cổ họng sưng đau, nôn mửa, chảy máu cam, lị ra máu, phòng độc, ban chẩn. Dùng tươi hoặc dùng khô 10- 12g/ ngày. Thông thường đun sôi và pha nước tắm cho bé ngày 1 lần để cải thiện tình trạng mẩn ngứa.
Lá khổ sâm
Lá khổ sâm có vị đắng, tính bình, hơi độc. Lá khổ sâm hơi khó tìm không phổ biến như những loại lá trên. Tuy nhiên nó có tác dụng khá tốt với các bé bị mẩn đỏ với khả năng chống oxi hóa, kháng viêm, giảm đau và chống dị ứng.
Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ hay có tên gọi khác là đơn tía, cây đơn mặt trời, liễu đỏ với công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau. Lấy lá đơn đỏ rửa sạch cho vào đun, rồi pha nước ấm cho trẻ tắm tuần 3 lần. Da trẻ cực kì nhạy nên chỉ cần loại lá cây nào phù hợp tắm một lần tình trạng mẩn ngứa đỡ 60%.
Mướp đắng
Quả mướp đắng theo đông y có tính hàn và vị đắng với công dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy ngoài những món ăn rất ngon bổ dưỡng từ mướp đắng thì mướp đắng được biết đến với công dụng làm nước tắm cho trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần làm sạch quả, thái lát nhỏ quả mướp đắng, cho vào nồi đun sôi rồi lau cho bé hoặc pha làm nước tắm hang ngày cho bé.
Lá chè
Lá chè chứa rất nhiều flavonoid và saponin với công dụng thanh nhiệt, giải khát, lầm mát cơ thể. Lá chè có tính mát, vị đắng chát. Rất tốt cho người lớn dùng để uống hoặc là làm nước xông nước tắm thư giãn.
Đối với trẻ con với thành phần vitamin B trong lá chè xanh, tính sát khuẩn giúp cải thiện được tình trạng rôm sảy và mẩn ngứa ở trẻ bằng cách đun lá trà xanh, pha với nước tắm cho trẻ hàng ngày.
Sài đất
Cây sài đất hay còn được gọi là cúc nhám, ngổ núi với công dụng thanh nhiệt thải độc, trị mụn nhọt ngoài da, rôm sảy… Cây sài đất là một loại quả mọc hoang nhưng có rất nhiều công dụng quý. Thu hái cây sài đất, rửa sạch đun với nước rồi pha tắm cho trẻ trong mùa nắng nóng bé sẽ rất nhanh giảm tình trạng mẩn ngứa trên cơ thể.
Chú ý: Việc lựa chọn các loại lá cho trẻ cần đặc biệt quan tâm một cách kĩ càng, cần lựa chọn các loại lá sạch, không chứa thuốc trừ sâu để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làn da bé.
3. Cho trẻ ở trong môi trường sạch và mát mẻ
Vào mùa hè thời tiết cực kì oi bức cũng là lúc bệnh chàm và mẩn ngứa của trẻ bùng phát mạnh mẽ. Mồ hôi bé ra càng nhiều thì tình trạng mẩn ngứa càng nhiều. Nếu không cải thiện được nhiệt độ nơi bé ngủ và bé tiếp xúc thì rất khó để cải thiện tình trạng của trẻ.
Môi trường thông thoáng, sạch sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tốt cho hệ hô hấp và tình trạng mẩn ngứa của trẻ. Nhiều lúc môi trường, chăn gối không sạch có nhiều vi khuẩn làm tình trạng mẩn ngứa càng nặng hơn.
Vì vậy, việc đảm bảo nhiệt độ phù hợp trong phòng của trẻ rất quan trọng, nhiệt độ phù hợp từ 24 -28 độ C, và độ ẩm từ 40 – 60% sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ sâu và nốt mẩn ngứa sẽ dịu và lặn dần. Thường xuyên vệ sinh thay chăn ga gối đệm 5 ngày thay một lần. Hàng ngày, mở cửa sổ để lưu thông không khí với bên ngoài.
Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết khác của Blogphunu.edu.vn dưới đây:
Để điều trị và hỗ trợ giảm mẩn ngứa cho trẻ cần kết hợp đầy đủ ba yếu tố trên môi trường, tắm rửa và dưỡng ẩm để đảm bảo bé luôn được dễ chịu và thoải mái, ăn ngon, ngủ ngon và phát triển toàn diện.