Mùa đông thời tiết khô hanh khiến đôi môi bạn bị nứt nẻ, bong tróc gây đau đớn và làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ? Cách trị khô môi tại nhà nhanh nhất là gì? Để biết được điều đó, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Blogphunu.edu.vn nhé!
Khô môi có phải là bệnh?
Có thể nhiều người nghĩ khô môi là do phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng thời tiết lạnh mà ra. Tuy nhiên, không phải chỉ khi thời tiết lạnh môi mới bị khô mà còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi. Bạn phải biết cách phân biệt giữa tình trạng khô môi thông thường với dấu hiệu của một bệnh lý nào khác nghiêm trọng hơn.
1. Khô môi do nguyên nhân chủ quan
Môi là một bộ phận không có tuyến bã nhờn, thế nên việc không giữ được độ ẩm và luôn khô tự nhiên là điều hiển nhiên. Không như các vùng da khác trên cơ thể, da môi không có các lớp da trên cùng để bảo vệ da khi bị khô. Thế nên khi môi bạn khô thì điều đầu tiên bạn có thể nghĩ đến là do da bạn nhạy cảm và chỉ cần sử dụng son dưỡng môi là có thể cải thiện tình trạng khô môi nhanh chóng.
Môi khô do ăn quá nhiều đồ cay, mặn
Các sản phẩm như bánh quy mặn, snack khoai tây thường chứa nhiều muối. Khi bạn ăn chúng, muối sẽ dính lên môi, muối hấp thu nước từ da môi khiến môi khô hơn. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ cay nóng cũng làm mất nước cho da.
Do thiếu nước
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khô môi chính là thiếu nước. Nước có vai trò rất quan trọng trong cơ thể khi chiếm đến 70% trọng lượng. Nước giúp cân bằng cho cơ thể, giữ ẩm làn da và giúp đôi môi luôn căng mịn. Thiếu nước không chỉ làm môi khô, nứt nẻ mà còn làm cho da khô, sần sùi, nhanh bị lão hóa, tóc xơ và dễ gãy rụng.
Liếm môi quá nhiều
Thông thường khi bị khô môi bạn thường có thói quen sẽ liếm môi với hy vọng rằng liếm môi sẽ cung cấp độ ẩm và làm mềm môi hơn. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm cho tình trạng nứt nẻ của bạn nghiêm trọng hơn. Vì trong nước bọt có chứa các enzyme phân giải chất béo, protein và carbohydrate đây cũng chính là những thành phần cấu tạo nên da môi.
Do sử dụng thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh liều cao rất dễ làm cho môi bạn bị khô ráp, bong tróc, nứt nẻ.
2. Khô môi do nguyên nhân khách quan – bệnh lý
Nấm miệng
Nếu bạn có khớp cắn ngược hoặc hay bị chảy dãi khi ngủ thì có thể do sự phát triển quá mức của nấm (có thể gây nấm miệng). Nấm miệng làm vùng da quanh miệng bị bong tróc hoặc có thể bị nứt quanh khóe môi rất nguy hiểm.
Bị dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc
Khi bạn bị dị ứng thì da môi sẽ bị bong tróc kèm theo sưng đỏ quanh môi. Dị ứng này có thể do các thành phần trong mỹ phẩm, đồ dưỡng da hoặc kem đánh răng gây ra.
Viêm da tiếp xúc là do các tác động ma sát vào môi gây ra bởi quá trình niềng răng hoặc các chất liệu cấy ghép nha khoa khác.
Bệnh lichen phẳng
Biểu hiển bởi những nốt mẩn ngứa và tím trên cơ thể. Tuy nhiên những nốt này cũng có thể xuất hiện trên môi dưới dạng các mảng bong tróc.
8 cách trị khô môi tại nhà nhanh nhất
Cách trị khô môi bằng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu thiên nhiên có tính kháng khuẩn cao, có khả năng dưỡng ẩm và chữa lành vết thương. Đây là nguyên liệu vừa rẻ tiền lại đơn giản hiệu quả giúp bạn chữa khô môi nhanh chóng.
Khi môi khô, bạn hãy chuẩn bị một ít mật ong tự nhiên. Bạn hãy thoa mật ong lên môi, sau 15 phút sử dụng khăn ấm lau sạch mật ong, chà nhẹ để lớp da khô bong tróc ra. Kiên trì thực hiện phương pháp này một ngày 2 – 3 lần để lấy lại đôi môi căng mọng, mềm mại.
Cách trị khô môi bằng dầu dừa
Trong dầu dừa có các khoáng chất làm tăng độ ẩm cho đôi môi để chữa khô. Các axit béo trung bình giúp cũng cố lớp mỡ dưới da. Ngoài ra, vitamin E và SPF3 trong dầu dừa giúp ngăn cản việc hình thành các nếp nhăn và bảo vệ môi khỏi những tia nắng có hại.
Cách dùng: Bạn có thể dùng dầu dừa ở dạng rắn hoặc lỏng. Thoa một ít lên môi, một ngày 3 – 4 lần để môi bạn luôn được giữ ẩm.
Cách trị khô môi bằng nha đam
Nha đam chắc không còn xa lạ gì với các chị em yêu thích làm đẹp từ các sản phẩm tự nhiên. Trong nha đam có chứa hàng loạt các vitamin A, C, E, B1 cùng các khoáng chất quý giúp làm dịu, cấp ẩm và làm mềm da hiệu quả.
Cách chữa khô môi bằng nha đam rất đơn giản: Bạn chỉ cần cắt lấy phần thịt nha đam tươi đắp lên môi trong vòng 20 phút và rửa lại bằng nước ấm.
Cách trị khô môi bằng dưa chuột
Ngoài công dụng dùng dưa chuột để chăm sóc da mặt thì sử dụng dưa chuột để trị khô môi cũng vô cùng hiệu quả. Trong dưa chuột chứa lượng nước dồi dào cùng hàng loạt các vitamin hữu ích chính là sự lựa chọn tuyệt vời để chữa khô môi cho bạn.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lát dưa chuột chà đều tay lên da môi (chọn dưa sạch, không hóa chất). Mỗi ngày áp dụng vài lần bạn sẽ thấy hiệu quả.
Cách trị khô môi bằng hoa hồng
Trong cánh hoa hồng rất giàu vitamin E – một dưỡng chất rất tốt cho da. Ngoài ra trong hoa hồng còn có các chất béo thiết yếu, vitamin, chất khoáng giúp giữ cho da luôn được mềm mại, căng mọng.
Cách làm như sau:
- Đổ một lượng sữa vừa đủ vào ngâm với cánh hoa.
- Sau vài giờ cánh hoa sẽ bị làm nát, sau đó dầm cánh hoa và sữa chung với nhau để tạo thành dung dịch nước hoa hồng.
- Thoa dung dịch này lên môi trước khi đi ngủ.
Cách trị khô môi bằng vaseline
Trong vaseline có chứa các thành phần bao gồm: mật ong, vitamin C, vitamin E,… rất tốt cho làn da của bạn. Với thời tiết hanh khô mùa đông thì việc bôi vaselin là rất cần thiết để tránh môi bị nứt nẻ, bong tróc.
Cách sử dụng là bạn hãy bôi vaseline lên môi trước khi di ngủ để giúp đôi môi bạn giữ được độ ẩm. Bạn cũng có thể sử dụng vaseline như một loại mỹ phẩm trang điểm. Trước khi tô son bạn hãy thoa một lớp vaseline, điều này vừa dưỡng môi vừa giúp lớp son của bạn bám dính lâu hơn.
Đặt mua vaseline tại đây!
Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B2
Vitamin B2 giúp duy trì làn da mềm mại, căng bóng vì vậy khi thiếu vitamin B2 môi bạn sẽ bị khô và bong tróc. Các thực phẩm có chứa Vitamin B2 bạn nên bổ sung cho cơ thể như rau lá có màu xanh đậm, chuối, lê, táo, cá hồi, gan động vật, trứng, sữa,…
Dùng son dưỡng môi
Một trong những cách nhanh chóng giúp bạn lấy lại đôi môi căng mịn tràn đầy sức sống là sử dụng kem dưỡng môi. Trên thi trường có rất nhiều loại kem dưỡng môi khác nhau với đa dạng các mức giá. Bạn có thể tìm các loại kem dưỡng môi được nhiều người lựa chọn, tin dùng như: Laneige Lip Sleeping Mask, Nel Lip Sleeping Mask, Bioaqua Collagen Nourish Lips Membrane Mask, son dưỡng môi Crystal Pink Moisturizing Lip Colour Balm.
Mua son dưỡng môi tại đây!
Các bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan:
Đừng quên theo dõi Blogphunu.edu.vn để cập nhật những thông tin bổ ích và thú vị về cách làm đẹp và chăm sóc sắc đẹp thường xuyên nhé!