Bạn sở hữu một làn da đổ dầu nhiều, dễ lên mụn ẩn? Bạn đang đau đầu trong việc lựa chọn một chu trình skincare phù hợp, vừa dưỡng ẩm chăm sóc da mà lại không bít tắc lỗ chân lông? Bạn muốn tìm kiếm những sản phẩm dành cho da dầu với giá thành bình dâ? Đừng lo Blogphunu.edu.vn sẽ giải quyết những băn khoăn trên bằng 3 bước skincare cho da dầu cơ bản mà bạn nên thử.
Bước 1: Làm sạch sâu cho da
Trong một quy trình chăm sóc da cơ bản, làm sạch là khâu vô cùng quan trọng. Bởi, nếu da không được làm sạch kỹ lưỡng sẽ mang lại 2 tác hại. Đầu tiên là bít tắc lỗ chân lông, gây nên mụn. Và thứ 2 là làm giảm tác dụng của các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên không chỉ đơn giản là làm sạch bề mặt da mà còn cả lỗ chân lông nũa. Chỉ khi da được sạch sâu mới có thể hạn chế tình trạng bít tắc, viêm nhiễm ở da.
Làm sạch sâu cho da cần đảm bảo hai bước nhỏ là tẩy trang và sữa rửa mặt. Ngoài ra nếu có mụn cần thực hiện thêm bước lấy nhân mụn cho da. Dưới đây là chi tiết cho từng bước thực hiện:
1. Tẩy trang
Tại sao bước đầu tiên cần làm để có một làn da khỏe là tẩy trang? Bởi sau một ngày dài hoạt động, da mặt chúng ta dễ dính bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, bên cạnh đó là da tiết rất nhiều dầu nhờn. Dù không trang điểm nhưng bạn vẫn cần bước tẩy trang để loại bỏ kem chống nắng dư thừa. Nếu thiếu bước này lỗ chân lông sẽ “không thở được” gây mụn ẩn, tệ hơn là bị viêm nhiễm.
Trên thị trường hiện tại có khá nhiều loại texture tẩy trang, nổi bật là nước tẩy trang và dầu tẩy trang. Dầu tẩy trang thì sạch đấy, đặc biệt lại nhẹ nhàng về mặt vật lý với da. Tuy nhiên, để dầu tẩy trang phát huy tốt công dụng của nó thì cần độ khéo léo nhất định trong khâu nhũ hóa. Vì khi không nhũ hóa cẩn thận, dầu tẩy trang dễ đọng lại trong lỗ chân lông gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông, như vậy rất là nguy hiểm với những làn da dầu.
Chính vì những lý do trên, sự lựa chọn tối ưu cho da dầu là các dòng nước tẩy trang. Ưu điểm của chúng là dễ thao tác, không gây bít tắc da và giá thành tương đối hợp lý.
Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm tẩy trang cho da dầu mụn tại đây
2. Rửa mặt
Sau bước tẩy trang thì chắc chắn là đến bước rửa mặt, tuy nhiên có một vài lưu ý quan trọng mà làn da dầu cần lưu tâm khi chọn sữa rửa mặt. Để lựa chọn một loại sữa rửa mặt phù hợp dành cho da dầu cần quan tâm những tiêu chí sau đây: làm sạch tốt, không chứa sunfate gây khô căng da, hạn chế hương liệu, không chứa dầu. Có nhiều người cho rằng thành phần cồn sẽ giúp kiểm soát dầu trên da, điều này đúng. Tuy nhiên nếu da nhạy cảm hoặc có mụn thì nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Một số thành phần như chiết xuất tràm trà, rau má, trà xanh,… sẽ cực kì hợp với da dầu, đặc biệt là da dầu mụn. Bởi lẽ ngoài làm sạch sâu chúng còn góp phần điều tiết bã nhờn, kháng viêm kháng khuẩn. Cùng với chiết xuất thực vật thì BHA cũng rất được tin tưởng nhờ khả năng làm sạch lỗ chân lông, tẩy da chết cho da. Lưu ý nhỏ, đối với các loại sữa rửa mặt có BHA thì sau khi sử dụng da sẽ hơi hơi nhẹ, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm sữa rửa mặt cho da dầu tại đây
3. Lấy nhân mụn (chuẩn y khoa)
Có phải bạn hay rơi vào tình trạng mặc dù chăm da rất kỹ nhưng da vẫn lên mụn, đặc biệt là những gốc mụn tái phát, mụn ẩn lại biến thành mụn viêm? Một lý do đơn giản, những “chiếc” mụn đó chưa được lấy sạch nhân tận gốc. Chỉ khi gốc mụn được lấy sạch sẽ bạn mới có thể tiếp tục những bước sau đó như: trị thâm, mờ sẹo, dưỡng ẩm, dưỡng trắng… một cách hiệu quả.
Một điều mà mình muốn các bạn cần lưu ý ở đây, đó là: lấy nhân mụn không đồng nghĩa với việc tự nặn mụn tại nhà. Có rất nhiều bạn gặp tình trạng mụn không bao giờ thuyên giảm bởi có thói quen lấy tay rờ lên mặt, hay ngồi “miệt mài” nặn mụn bằng tay – điều này chỉ có tác hại chứ không có tác dụng các bạn nhé. Điều này có thể gây viêm mụn nặng hơn, mụn dễ lan ra những vùng da khác trên da.
Chính vì thế cách duy nhất để loại bỏ hoàn toàn nhân mụn là tìm đến các spa hoặc trung tâm chăm sóc da uy tín để được thăm khám và có liệu trình điều trị rõ ràng cụ thể. Ngoài ra cần bỏ ngay thói quen xờ nên mặt hoặc sử dụng nhíp, cây nặn mụn tại nhà.
Bước 2: Đảm bảo dưỡng ẩm đủ cho da
Dưỡng ẩm luôn là bước quan trọng trong chu trình skincare hàng ngày, đặc biệt với những bạn da dầu. Khi da chưa đủ ẩm, chúng sẽ tự phản ứng ngược lại bằng cách tiết thêm dầu để cân bằng độ pH, duy trì độ ẩm và ngăn cản sự mất nước của các lớp biểu bì. Như vậy có thể thấy, da càng tiết nhiều dầu nhờn, càng báo động sự thiếu ẩm trầm trọng. Do đó, da dầu vẫn cần dưỡng ẩm như bình thường.
Dưỡng ẩm cho da dầu là một bài toán không dễ, bởi vì đặc tính của da dầu rất khác với những loại da như: da khô, da bình thường, da dầu “khó tính hơn” rất nhiều. Một sản phẩm dưỡng ẩm dành cho da dầu cần có những tố chất sau: dưỡng đủ ẩm, nhẹ dịu, nhanh khô, texture mỏng nhẹ, dễ thấm.
Kem dưỡng ẩm có nhiều loại texture từ đặc tới lỏng như: cream, gel, water gel, serum. Trong những loại này, Blogphunu.edu.vn khuyên các bạn da dầu nên chọn những sản phẩm có texture là water gel hoặc serum mỏng nhẹ. Bởi đây là hai dạng kết cấu dễ thấm, không bị quá bí như cream, vừa cấp ẩm mà không lo bí tắt lỗ chân lông.
Bạn có thể tham khảo các loại gel dưỡng ẩm cho da dầu tại đây
Bước 3: Chống nắng toàn diện
Chống nắng là khâu “bảo toàn năng lượng” cho tất cả những bước trên. Ánh nắng mặt trời có những ảnh hưởng tiêu cực tới làn da mỏng manh, nhạy cảm của chúng ta. Nếu như không chống nắng kỹ, vạn bước dưỡng ẩm dường như vô nghĩa. Tia UV từ ánh nắng là nguyên nhân gây lão hóa da, nếp nhăn, chảy xệ, đặc biệt là khiến da xạm đi, hình thành đốm nâu tàn nhang. Ngoài ra đây cũng là tác nhân gây nên ung thư da.
Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của bước chống nắng, chúng ta cần tìm một loại chống nắng phù hợp. Cũng tương tự như kem dưỡng ẩm hay những sản phẩm khác dành cho da dầu, một sản phẩm chống nắng tối ưu cần: chống nắng tốt, nhanh thấm, không gây bí da. Nếu thuộc tuýp da dầu mụn nên ưu tiên kcn có khả năng kiềm dầu cho da, ưu tiên chống nắng vật lý hoặc chống nắng lại.
Bạn có thể tham khảo các loại kem chống nắng cho da dầu tại đây
Trên đây là chu trình 3 bước skincare cơ bản dành cho da dầu, hi vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào hỗ trợ các bạn đang gặp khó khăn trong hành trình làm đẹp của mình nhé.
Tham khảo các mẹo để “đẹp hơn” tại đây:
Thân chúc quý độc giả sức khỏe!